Thật chất áp xe chân răng là một dạng của áp xe răng, hậu quả của một bệnh lý tủy răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy tủy răng) thất bại. Vậy áp xe chân răng có nguy hiểm không, bị áp xe chân răng có sao không, bọc răng sứ bị đau do đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh áp xe chân răng dưới đây nhé!
Áp xe chân răng là gì? |
Áp xe chân răng là gì?
Áp xe chân răng được xem là bệnh lý khi mà một chiếc răng nào đó bị đau kèm theo sưng, cục sưng này chứa mủ, khi ấn nhẹ vào mủ sẽ chảy ra. Áp xe chân răng là biến chứng của viêm nhiễm ở răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng lỗ, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nên. Khi mủ nhiều sẽ tạo thành một áp lực lớn, chèn ép vào dây thần kinh gây đau nhức dữ dội.
Nguyên nhân gây áp xe chân răng là do:
- Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách khiến thức ăn tích tụ trên răng, lâu ngày các mảng bám này bị vôi hóa thành vôi răng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
- Sâu răng không được điều trị sớm, vi khuẩn tồn tại trong răng, nếu để lâu sẽ khiến vùng quanh tủy răng bị sưng tạo thành mủ, tổn thương xương hàm và phát triển thành áp xe chân răng.
- Răng bị gãy, mẻ vi khuẩn dễ dàng len lỏi vào tủy răng, gây nhiễm trùng tủy, những cơn đau nhức kéo dài, thậm chí buốt tới óc.
Muốn tìm cách chữa áp xe chân răng, bạn phải lưu ý đến những triệu chứng của bệnh. Nếu răng miệng có bất thường, phải đến ngay nha khoa điều trị. Bạn có thể nhận thấy bất thương khi răng nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh, không thể ăn uống hay ngậm miệng, đau nhức kéo dài, miệng có mùi hôi, chảy máu răng.
Cách chữa áp xe chân răng hiệu quả nhất
Bản thân áp xe là đáp ứng của hệ thống miễn dịch để khu trú nhiễm tùng, ngăn sự lan tràn của vi khuẩn đến các vùng khác. Các tế bào bạch cầu di chuyển tới vùng nhiễm trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Trong quá trình này, mủ được hình thành, là tập hợp của dịch viêm, các tế bào bạch cầu chết và đang hoạt động, vi khuẩn và xác vi khuẩn.
Áp xe chân răng chỉ khỏi khi được điều trị bằng các biện pháp nha khoa, người bệnh cần đến thăm khám càng sớm càng tốt. Tùy vào từng vị trí mà cách chữa áp xe chân răng cũng khác nhau. Thông thường, mục đích của việc điều trị là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng thật đến mức tối đa.
Trường hợp mới bị bệnh hoặc chỉ bị nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống viêm nhiễm, thuốc kháng sinh kết hợp với súc miệng bằng nước muối để giảm đau. Khi áp xe chân răng đã lây lan đến tủy, không thể bảo tồn răng thật thì nhổ bỏ răng là điều cần thiết.
Cách chữa áp xe chân răng không thể tự thực hiện tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên, bệnh cũng sẽ không tự lành khi đã biến chứng. Vì thế, bạn cần đến nha khoa sớm để tìm cách chữa trị hiệu quả nhất.
Bài viết được trích nguồn tại: https://taytrangranghieuquatainha.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT