Bọc răng sứ được đánh giá là phương pháp phục hình răng hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Không những giúp hàm răng trở nên chắc khỏe và đều đặn mà phương pháp còn hỗ trợ cải thiện tốt chức năng ăn nhai. Hãy cùng theo dõi bài viết bọc răng sứ có bền không dưới đây để tìm ra lời giải đáp.
Vì sao răng sứ bị cộm?
Sau khi làm răng sứ, bạn sẽ có cảm giác hơi lạ trong khoang miệng vì chưa quen. Sau khoảng 3 ngày, bạn sẽ trở lại bình thường, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sẽ thấy cộm cấn rất khó chịu. Nguyên nhân gây ra bọc răng sứ bị cộm có thể là do:
- Việc lấy dấu hàm không chính xác: khi mài răng, bác sĩ sẽ vệ sinh lại răng miệng và tiến hành lấy dấu hàm. Nếu dấu hàm không đúng thì việc chế tác răng sứ sẽ không chuẩn xác, không khớp với hàm nên khi lắp mão sứ sé gây ra cộm cấn với cùi răng.
- Kĩ thuật làm răng sứ kém: những nha khoa có cơ sở vậy chất không đảm bảo, thô sơ cũng có thể ảnh hưởng đến việc răng sứ bị cộm.
- Tay nghề bác sĩ kém: sau khi làm răng sứ, bác sĩ không kiểm tra lại khớp cắn để điều chỉnh cho răng phù hợp với hàm, không trám bít khe trống của răng sứ và cùi răng,…
Chính những nguyên nhân trên là lý do khiến cho việc bọc răng sứ bị cộm vì giữa răng sứ và cùi răng không được sát khít với nhau, khiến khi ăn nhai thức ăn dễ bám vào, làm răng không được vững chắc và khiến bạn có cảm giác khó chịu.
Khắc phục bọc răng sứ bị cộm như thế nào?
Khi gặp phải trường hợp sau khi bọc răng sứ bị cộm, người bệnh cảm thấy rất khó chịu, không chỉ trong việc ăn uống, mà nó còn ảnh hưởng đến tinh thần của bạn trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì bọc răng sứ bị cộm có thể khắc phục được.
Bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân và tiến hành khắc phục nhanh chóng. Sau đó sẽ tháo mão sứ cũ ra, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mài cùi răng nhẵn mượt hơn trước. nếu mão sứ không khít với cùi răng có thể làm lại mão sứ mới và gắn lại một cách chính xác hơn.
Tại các nha khoa uy tín, để có quá trình phục hình lại răng sứ hiệu quả, thường sẽ dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ CAD/CAM tiên tiến nhất hiện nay cho toàn bộ quá trình thiết kế răng sứ. Chúng có khả năng phân tích cách chi tiết về màu sắc, kích cỡ, vị trí răng cần bọc để cho ra những chiếc răng sứ có độ tương đồng cao như răng thật của bạn.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho vấn đề bọc răng sứ bị cộm khắc phục thế nào. Khi gặp bất cứ vấn đề nào sau khi bọc sứ, tốt nhất là bạn nên quay lại nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346