Tin mới

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Trám răng sau khi lấy tủy

 Trám răng sau khi lấy tủy là một trong những phương pháp điều trị sâu răng, viêm tủy để bảo tồn răng thật tối đa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể trám răng sau khi lấy tủy an toàn và hiệu quả. Cùng tìm hiểu cụ thể ở bài viết sau đây nhé. 

Trám răng sau khi lấy tủy-1

Trám răng sau khi lấy tủy là gì?

Trám răng sau khi lấy tủy là phương pháp trám răng phục hình sau khi điều trị tủy răng. Đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi về tay nghề, kinh nghiệm và dụng cụ, máy móc để loại bỏ tủy viêm nhiễm ra khỏi răng trước khi tiến hành trám răng phục hồi.

Quá trình này được thực hiện qua nhiều bước, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành mở ống tủy để lấy bỏ hết tủy răng bị viêm nhiễm. Sau đó tiến hành làm sạch ống tủy, ống tủy sẽ được tạo hình và sử dụng vật liệu trám để bít kín ống tủy, đồng thời tái tạo lại hình thể cho răng. 

Trường hợp nào cần trám răng sau khi lấy tủy?

Trám răng lấy tủy sẽ bao gồm cả kỹ thuật điều trị tủy răng và trám răng. Việc điều trị tủy chính là loại bỏ đi phần tủy răng. Các trường hợp tủy răng có dấu hiệu bị viêm nhiễm như sâu răng gây đau nhói hoặc đau kéo dài khi ăn nhai, răng nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh, sâu răng gây hư vỡ mô răng, răng bị chấn thương mạnh làm lộ tủy răng, có nguy cơ nhiễm trùng. Đây là những trường hợp cần phải lấy tủy răng rồi tiến hành trám răng ngay sau đó để bảo vệ phần mô răng còn lại. 

Với tất cả những trường hợp điều trị tủy cần phải thăm khám, chụp phim để xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nào, phần răng còn lại có phù hợp để trám răng hay không. Nếu mô răng bị vỡ quá nhiều chỉ còn chân răng thì trám răng sẽ không hiệu quả bằng bọc răng sứ. 

Trám răng sau khi lấy tủy-2

Quy trình trám răng sau khi lấy tủy

Lấy tủy răng không phải một kỹ thuật đơn giản trong dịch vụ nha khoa. Vì vậy, cần bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm cao để thực hiện. Một quy trình trám răng sau khi lấy tủy chuẩn sẽ đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Thăm khám, xác định vị trí ống tủy

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, vị trí răng bị viêm tủy và cho chụp phim X-quang. Từ đó, sẽ xác định chính xác tình trạng cũng như kiểm tra hình dạng của ống tủy để đưa ra chẩn đoán, lên phác đồ điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.

Bước 2: Gây tê

Gây tê tại chỗ vùng răng cần chữa tủy để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức. Giúp quy trình lấy tủy của bác sĩ được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trám răng sau khi lấy tủy-3

Bước 3: Mở tủy, tạo ống tủy, lấy tủy

Bác sĩ sở mở một lỗ nhỏ từ trên mặt nhai của răng đi xuống lớp tủy răng. Khi đó, bác sĩ định vị được ống tủy bị hư và bắt đầu đo lường chiều dài cả ống tủy. Từ đường mở tủy này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hiện đại để làm sạch ống tủy. 

Việc tạo hình ống tủy kết hợp với quá trình bơm rửa đảm bảo không còn vi khuẩn sót lại bên trong. Sau đó đối chiếu với phim X-quang đo chiều dài chân răng để ống tủy tạo hình chuẩn.

Bước 4: Trám ống tủy

Sau khi lấy sạch tủy răng, khi không còn triệu chứng đau nhức và viêm nhiễm, ống tủy sẽ được trám bít lại. Răng sau khi đã lấy tủy rất yếu, giòn nên sẽ dễ bị nứt gãy khi bị tác động lúc ăn nhai. Cách tốt nhất là trám ống tủy răng để bảo vệ mô răng.

Tùy theo mức độ viêm tủy và vị trí răng mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Có trường hợp chỉ cần chữa tủy sau 1 lần đến nha khoa. Nhưng cũng có trường hợp sau 2 - 3 lần điều trị mới hoàn tất, nhất là với vị trí răng hàm. Để biết trường hợp trám răng sau khi lấy tủy như thế nào an toàn, bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, tư vấn.

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Trám răng sau khi lấy tủy 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top